Di chỉ Bãi Làng

Di chỉ Bãi Làng: Dựa vào vị trí địa lý và hiện vật phát hiện tại di tích cho thấy địa điểm Bãi Làng là di chỉ cư trú của cư dân Champa vào thế kỷ VII – X sau công nguyên và có đời sống khá phát triển. Nhiều ngành nghề được hình thành và phát triển như khai thác lâm, hải sản, sản xuất gốm, thủy tinh. Qua nhiều hiện vật gốm, sành Trung Hoa, Islam và thủy tinh Islam được phát hiện trong di tích Bãi Làng cho thấy vị trí quan trọng của hải đảo Cù Lao Chàm trên con đường hàng hải quốc tế. Nơi đây chắc chắn có sự dừng chân trao đổi của các thương thuyền Trung Quốc, Trung Đông. Qua đó, cho thấy cư dân cổ Bãi Làng đã sớm có những hoạt động giao lưu thương mại với các thương nhân nước ngoài.

Di chỉ Bãi Làng nằm ở thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp thuộc cụm đảo Cù Lao Chàm, có toạ độ 1501515’’ vĩ Bắc và 10802310’’ kinh Đông, được phát hiện, đào thám sát năm 1998 và khai quật tháng 5/1999 với tổng diện tích là 8m2

Tại di tích đã tìm thấy nhiều hiện vật gốm, sành, sứ Chămpa, Trung Quốc, Trung Cận Đông cùng nhiều đồ trang sức thuỷ tinh, đá, mã não. Tại đây cũng xuất hiện nhiều dấu vết sản xuất thuỷ tinh nội địa của cư dân Chămpa ở Bãi Làng.

Từ vị trí địa lý, hiện vật và thư tích cổ cho thấy đây là điểm dừng chân, trao đổi thương mại của các thương thuyền quốc tế thời kỳ Chămpa từ thế kỷ VII-X.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *